Ông Rene Lacoste (Pháp), người sáp lập ra nhãn hiệu thời trang nổi tiếng này đồng thời cũng là một vận động viên quần vợt đã gắn liền với biểu tượng con cá sấu.
Ông là vận động viên tennis vô địch thế giới, còn thương hiệu thời trang do ông tạo nên là một trong những thương hiệu thời trang thể thao hàng đầu thế giới trong suốt 80 năm qua. Ông là René Lacoste - Người bước vào thế giới thời trang không phải với chiếc kéo mà với cây vợt tennis trên tay.lacoste_logo.jpg
René Lacoste sinh năm 1904 ra ở Paris. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé René đã xác định được niềm đam mê của mình là tennis và nhanh chóng đạt được những thành công ấn tượng.
Năm 1926 khi 22 tuổi, René Lacoste đã vô địch thế giới
Năm 1927, lần thứ 2, Lacoste đạt danh hiệu này.
René Lacoste trở thành một trong những vận động viên nổi tiếng nhất thế giới. Người ta gọi René với cái tên: “ Le Colocodile” – cá sấu, vì ông có một hình thêu cá sấu nhỏ trên ngực áo tennis. Hình ảnh cho thấy sức mạnh của một nhà vô địch. Nó biểu trưng cho “tính chiến đấu kiên cường, gan lỳ, mà René thể hiện trong các trận giao đấu: không bao giờ bỏ cuộc và tha cho đối thủ”. Vì thế mà ông là tâm điểm chú ý của khán giả nhiều nhất tại tất cả các trận đấu Davis Cup hơn tất cả những người khác.
Năm 1933, René có một quyết định vô cùng mạo hiểm và ấn tượng, René Lacoste và André GILLIER - chủ tịch và là người sở hữu nhà máy sản xuất hàng dệt kim lớn nhất nước Pháp lúc đó, đã cùng nhau tạo dựng một công ty để chuyên thiết kế các áo sơ mi có thêu logo cho riêng nhà quán quân sử dụng trong các trận đấu tennis. Đồng thời cũng tạo ra một thị trường riêng áo sơ mi cho các tay chơi tennis, golf hoặc đua thuyền.Lần đầu tiên có một tên nhãn hiệu được xuất hiện phía ngòai của những chiếc áo và được coi là một phần không thể tách rời của chiếc áo đó, một ý tưởng đã trở nên cực kỳ thành công.
Chiếc áo sơ mi này ngay lập tức tạo ra một cuộc cách mạng cho đồ thể thao dành cho nam giới, thay thế cho những chiếc áo sơ mi dài tay, được hồ bột cứng nhắc, có sợi dệt kiểu truyền thống mà các vận động viên phải mặc trong thời kỳ này. Chiếc áo sơ mi Lacoste đầu tiên khi đó được thiết kế với màu trắng, hơi ngắn hơn so với những chiếc sơ mi thông thường khác, tay ngắn và cổ áo gân sọc, được tạo bằng chất liệu sợi dệt nhẹ được gọi là "Jersey petit piqué" . Những đặc tính như thỏai mái và chắc chắn, đã xây dựng nên một cái tên vẫn còn tỏa sáng đến tận ngày nay, nơi chuyên cung cấp sản phẫm thực sự khác biệt và độc đáo.Từ chiếc áo đầu tiên đến nay Lacoste vẫn không ngừng được chào đón.
René đã bước vào thế giới thời trang theo một cách hoàn toàn khác biệt so với những nhà thiết kế đương thời. Ông không học thời trang qua chiếc bút chì, trang giấy và cái kéo mà học qua những cảm nhận của chính mình qua những trận thi đấu.
Đó là thời trang thể thao đòi hỏi một sự thoải mái tối đa cho người mặc.
Vào giữa những năm 60, René Lacoste chuyển quyền kinh doanh sang cho con trai làBernard. Lacoste đã mở rộng lĩnh vực của mình sang thời trang trên sân gôn, cùng các phụ kiện tất giầy, kính mắt…không chỉ thiết kế trang phục cho đàn ông mà cho cả phụ nữ và trẻ em…
Đặc biệt với trang phục phụ nữ, René Lacoste là nhà thiết kế đã đưa những vận động viên tennis thành những cô gái quyến rũ trên sân thi đấu. Những chiếc váy ngắn và sự hiện diện của logo con cá sấu đã đem đến một vẻ gợi cảm, khoẻ khoắn và vô cùng hấp dẫn.
Tuy nhiên chiều hướng thuận lợi này lại chưa đạt tới đỉnh cao. Năm 1969, General Mills đã tìm và đưa ra thêm một thương hiệu nữa tên Izod. General Mills giảm giá sản phẩm và đưa sản phẩm áo Izod Lacoste tới tất cả các thị trường và sản phẩm dường như có mặt ở khắp mọi nơi nhưng thương hiệu lại đánh mất vị trí sang trọng của chính mình. Nhờ mối quan hệ với nhà cấp phép thời trang Pháp Devanlay, Lacoste cuối cùng đã lấy lại được sự thống lĩnh thị trường phân phối Mĩ vào đầu những năm 90. Palm Beach và Bal Harbor, Florida là những mục tiêu chính cho sự trở lại của họ nhằm chiếm lĩnh vị trí sang trọng, tuy nhiên quá trình này khá chậm.
Lacoste – Thời trang nhà vô địch
Lascote luôn được các bạn trẻ yêu thích
Ngày nay, Lacoste được yêu thích như là một tiền thương hiệu của Levi Strauss, chủ tịch là ông Robert Siegel, cùng với tên tuổi của mình ông đã làm cho thương hiệu Docker thu được lợi nhuận lớn vào những năm 1986.
Tháng 10 năm 1996, René Lacoste qua đời ở Saint Jean–de-lac ở tuổi 92. Ông đã gắn bó với thời trang cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời mình.
Con trai ông Bernard Lacoste tiếp tục điều hành thương hiệu Lacoste.
Năm 2002, Christopher Lemaire được chọn là nhà thiết kế chính của hãng. Ông đã làm cho thương hiệu Lacoste phát triển thêm với 25 màu và áo co giãn các loại.
Từ năm 2002, khi Siegel gia nhập vào Lacoste, lợi nhuận bán hàng lên tới 800%, trong đó thị trường Mĩ đứng đầu. Kế hoạch của ông luôn hoàn hảo. Cũng như các thương hiệu tiếng tăm những năm 70 như Puma và Pucci, thương hiệu này để lại một dấu ấn lớn.
Bằng việc quay trở lại mục tiêu giá cả, Siegel lấy lại được vị trí sang trọng của thương hiệu. Ngày nay, Lacoste được coi là một trong những hãng thời trang đắt nhất trên thị trường, đánh bật hãn Ralph Lauren và các đối thủ nặng kí khác.
Siegel luôn tranh thủ được cảm tình của nhà thiết kế người Pháp Christophe Lemaire để cập nhật và nâng cao giá trị sản phẩm Lacoste. Đồng thời ông cũng mở rộng phân phối thông qua việc liên kết với các công ti khác như Develay (quần áo), Pentland (giày dép) và Samsonite (túi da). (Lemaire hiện giờ không còn hợp tác với hãng nữa).
Năm 2005, bộ sưu tập xuân – hè 2005 tiếp tục gây tiếng vang lớn. Đồ thể thao Paris nổi tiếng với váy nhiều màu trên đầu gối, quần soóc rộng trông rất đáng yêu và thoải mái.
Tháng 4 năm 2005, Lacoste kí hợp đồng 5 năm với ngôi sao quần vợt Andy Roddick để giới thiệu những sản phẩm đẹp nhất tới fan hâm mộ và những người đã ủng hộ và giúp đỡ thương hiệu Lacoste như những nhà thiết kế Tatian Golovin và Richard Gasquet.
Xuân hè 2006, bộ sưu tập của Lacoste được giới thiệu với nguồn cảm hứng từ tính cách thép của người Nhật và sự vui nhộn sặc sỡ của người Braxin. Cách sử dụng màu sắc bất thường và hiện đại đã tạo nên thành công cho bộ sưu tập.
Bernard Lacoste đã qua đời (2006) ở tuổi 74 - khi thương hiệu Lacoste đang trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới thời trang và doanh thu của công ty đã đạt mức 50 triệu đô - nhưng thương hiệu Lacoste vẫn tiếp tục duy trì trong gia đình, và hiện giờ người em trai của ông là Michel Lacoste đang lãnh đạo hãng. Phải trải qua nhiều thế hệ thì Lacoste mới đạt được thành công nhưng tinh thần sáng tạo kiên trì của René Lacoste vẫn mãi còn nhờ vào một phần nhỏ biểu tượng logo của hãng.
Sưu tầm.